0969.089.996/0942.199.966 femifortil@gmail.com
 Như thế nào gọi là kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt không đều thì có con được không. Đây là một vấn đề mà đa số các chị em trong độ tuổi trưởng thành quan tâm, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng mang thai và hành phúc gia đình. Những thông tin quan đến căn bệnh này là hết sức cần thiết. Femifortil sẽ cùng bạn tìm hiểu về những vấn đề đó.

  • Facebook
  • Twitter
  • Google+

Hình 1: Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn

TÌM HIỂU VỀ KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU

1. Như thế nào là kinh nguyệt rối loạn?

Kinh nguyệt rối loạn là hiện tượng ra nhiều hoặc ít hơn so với bình thường (80-120 ml / chu kỳ). Hành kinh không như bình thường, chu kỳ kinh thay đổi như vòng kinh 22-35 ngày trong khi bình thường 28-30 ngày. Thời gian hành kinh từ 3-7 ngày có thể chấp nhận được, khi thời gian hành kinh trên 7 ngày được xếp vào loại bất thường, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Kinh chậm cũng có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai hoặc là do kinh nguyệt của bạn rối loạn.

Chu kỳ kinh nguyệt hoặc lượng kinh trở nên bất thường, đau bụng trước và trong thời gian hành kinh, kèm các triệu chứng toàn thân. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cơ địa hoặc rối loạn chức năng. Tuy nhiên, một số bệnh về máu, cao huyết áp, gan, nội tiết, sảy thai, thai ngoài tử cung, viêm đường sinh sản, bệnh ung thư buồng trứng, u xơ tử cung cũng có thể gây ra tinh trạng trên.

2. Triệu chứng của kinh nguyệt không đều

  • Kinh sớm: Kinh đến sớm từ 7 ngày trở lên hoặc có 2 lần kinh trong 1 tháng. Kinh sớm 3-5 ngày mà không có dấu hiệu gì khác được xem là bình thường.
  • Chậm kinh: Nếu kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn khoảng 7 ngày đổ lại được xem là bình thường, nếu trên 7 ngày thì được gọi là chậm kinh. Khi chậm kinh bạn cần xem xét xem có thai hay không, nếu không có thai nên đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Lượng kinh ít: Chu kì kinh nguyệt binh thường nhưng lượng kinh ít, thậm chí có vài giọt. Lượng kinh ít có thể do suy buông trứng sớm, vô kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ nên cần được điều trị kịp thời.
  • Lượng kinh nhiều: Lượng kinh ra quá nhiều có thể do nội mạc tử cung, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, u xơ tử cung, đôi khi còn kèm theo cục máu đông.
  • Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt dài từ 35 ngày trở lên, kinh nguyệt thưa có thể là biểu hiện của buồng trứng đa nang. Buồng trứng đa nang sẽ ảnh hướng tới khả năng mang thai của phụ nữ.
  • Vô kinh: Gây tác hại rất lớn đối với phụ nữ có nhu cầu sinh sản.
  • Rong kinh: Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, thậm chí có thể kéo dài tới 2 tuần. Rong kinh có thể do nguyên nhân tổn thương tử cung, u xơ, u nang, huyết ứ.
  • Kinh nguyệt có màu sắc bất thường: Kinh nguyệt của người phụ nữ khỏe mạnh có màu đỏ thẫm, không đặc, hơi sinh, có thể có cục nhỏ dính màu trắng, mùi tanh của máu, nếu kinh nguyệt có màu khác vơi ở trên phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn không ổn định.

3. Tác hại của kinh nguyệt không đều

  • Facebook
  • Twitter
  • Google+

Hình 2: Người rối loạn kinh nguyệt khó có con

Kinh nguyệt rối loạn ở những độ tuổi khác nhau sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau.

  • Giai đoạn dạy thì nữ giới (12-20 tuổi): Đau đầu, đau bụng kinh, có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
  • Giai đoạn trưởng thành (20-30 tuổi): Mụn trứng cá, da thường nổi đốm, lỗ chân lông to, khô ráp, không thuận lợi cho sự bài tiết độc tố ở buồng trứng và tử cung, dẫn dẫn tới vô sinh.
  • Giai đoạn 30-40 tuổi: Nổi tàn nhang, đồi mồi, khô âm đạo, giảm ham muốn, xuất hiện các triệu chứng của thời kỳ  mãn kinh.
  • Giai đoạn trung niên (40-50 tuổi): Hơn 90% phụ nữ ở độ tuổi này gặp các vấn đề về sắc đẹp, sinh lý, sức khỏe. Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ này là một trong những dấu hiệu báo hiệu bạn sắp bước sang thời kỳ mãn kinh.
  • Trên 55 tuổi:  Chức năng thận của người phụ nữ suy giảm, buồng trứng teo.

 KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU CÓ THỂ MANG THAI KHÔNG?

Kinh nguyệt không đều có thai hay không còn phụ thuộc từng bệnh nhân và nguyên nhân của kinh nguyệt không đều để đưa ra kết luận. Một số chị em vẫn có thai khi kinh nguyệt không đều nhưng đó chỉ là kinh nguyệt rối loạn do sinh lý. Nếu kinh nguyệt không đều do bệnh lý thì khả năng thụ thai là rất thấp.

Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai bởi rất khó xác định ngày rụng trứng. Hiện tượng kinh nguyệt bắt nguồn bởi sự rụng trứng, nếu không được thụ tinh trứng sẽ đào thải ra ngoài qua lớp niêm mạc tử cung. Khi rối loạn kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, trứng sẽ không rụng hoặc rụng không đúng quá trình, điều đó làm tăng nguy cơ vô sinh do rối loạn kinh nguyệt

BỊ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT PHẢI LÀM GÌ?

Rối loạn kinh nguyệt khiến chị em mệt mỏi, lo lắng, chất lượng cuộc sống suy giảm, thiên chức làm mẹ bị ảnh hưởng. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt, chi em cần:

  • Tránh căng thẳng, lo lắng, lao động nặng, chế độ ăn uống đủ dưỡng chất.
  • Xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để có biện pháp giải quyết kịp thời. Nên đến sơ sở y tế chuyên khoa sản nhờ sự giúp đỡ.

Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất.

    ĐẶT HÀNG NHANH SẢN PHẨM FEMIFORTIL CHÍNH HÃNG

    (Bạn muốn mua sản phẩm, để lại thông tin ở đây, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong vòng 5 phút. Chi tiết liên hệ hotline hoặc zalo 0898869911)






    Tags:
    Shares
    Share This